chú bò may mắn - xổ số miền nam hôm nay - xổ số miền nam thứ từ | Trường THPT Chuyên Sư Phạm
Thứ Năm, ngày 16 tháng 5 năm 2024

Lịch sử phát triển


   Từ lớp học đầu tiên với 31 học sinh ở các vùng quê khác nhau được tuyển vào lớp chuyên Toán sơ tán tại Phủ Cừ, Hưng Yên cho đến nay, khối phổ thông chuyên Toán - Tin ĐHSP Hà Nội đã tròn 35 năm xây dựng và phát triển.
Đã có 1.100 học sinh tốt nghiệp ra trường, đã có nhiều học sinh trưởng thành hiện đã và đang là những cán bộ có năng lực và tài năng cho Toán học, Tin học và những ngành khoa học kỹ thuật khác.
Chỉ tính trong 12 khóa đào tạo đầu tiên đã có 80 Phó tiến sĩ, 10 Tiến sĩ, 5 Phó giáo sư vốn là học sinh của khối chuyên Toán - Tin ĐHSP.

Rồi những giải thưởng thi học sinh giỏi quốc gia, 27 giải đoạt được qua các kỳ thi Toán quốc tế, một số giải thưởng thi quốc gia và quốc tế về Tin học.... đã làm đẹp, làm dày thêm truyền thống của khối. Những con số biết nói đó làm chúng ta thêm tự hào.
ở bài viết này, tôi muốn nói tới một khía cạnh khác những mong gợi thêm một nét đẹp truyền thống của khối Phổ thông chuyên Toán - Tin ĐHSP Hà Nội. Tôi tạm gọi đó là "tính cách truyền thống" của học sinh khối ta.

Nhớ lại để thấy rằng: gần 10 năm đầu, thầy và trò khối ta phải sống, dạy và học trong chiến tranh.

Giặc Mỹ ném bom, bắn phá ác liệt. Năm 1966, sơ tán ở Phủ Cừ - Hưng Yên ít lâu, thầy và trò qua sông Hồng "hành quân" về một vùng quê ven sông Đáy, trú tại thôn Viện thuộc ứng Hoà tỉnh Hà Tây.

Năm 1972, giặc Mỹ leo thang dùng máy bay B52 đánh bom huỷ diệt, lệnh cấp tán. Thầy và trò lại vượt sông Hồng lên sơ tán tại Yên Lạc - Vĩnh Phúc.
Tôi cứ nghĩ mà thương cho ngày trực trường vào khối chuyên Toán ĐHSP Hà Nội của các em học sinh khoá đầu tiên. Tàu xe lăn lộn, chắc vất vả lắm 31 học sinh nam nữ đều nhỏ tuổi mới lần tìm ra nơi sơ tán ở Phủ Cừ?
Nhưng lại càng lo và thương hơn cho ngày nhập học của học sinh khóa 6 khi giặc Mỹ đang bắt đầu đánh bom B52 vào Hà Nội tháng 12 năm 1972.
Cả khối đã sơ tán lên thôn Hoa Đà, Yên Lạc, Vĩnh Phú chỉ còn chờ 30 em lớp 8 (nay gọi là lớp 10) vì tình thế nhập trường muộn.

Đâu có phương tiện liên lạc bằng điện thoại như bây giờ. Chỉ được báo rằng: đúng ngày giờ, trường Đại học Sư phạm chuyên chở các em bằng ô tô từ Cầu Giấy lên nơi sơ tán.
Suốt một ngày nóng lòng chờ đợi mà không thấy đâu? Nỗi lo lắng hiện lên trên những khuôn mặt các thầy và các em học sinh khóa 4 - khóa lớn nhất trong khối lúc bấy giờ.
Mãi quá 8 giờ tối, ô tô mới lên tới nơi. Thì ra đê bảo đảm an toàn xe phải đi vòng, lúc đi lúc dừng. Xe dừng ở đầu làng thì vang lên kẻng báo động. Trên bầu trời tối mịt đã ầm ì tiếng máy bay B52 giặc Mỹ. Và mươi phút sau rực lên chớp lửa và tiếng bom rền ở bầu trời Hà Nội phía xa.

Trong ảnh lửa nhập nhoạng của bom đạn ấy các thầy đón từng em học sinh nhỏ bé xuống xe. Kiểm đủ 30 năm, mới thở phào nhẹ nhõm...
Những năm sơ tán, ở nhờ nhà dân, ăn cơm tập thể loáng thoáng canh rau, lưa thưa chất đạm thế mà vẫn vui. Lớp học vách tre, mái lá bìa làng, giao thông hào xẻ vào giữa lớp, lúc "cấp tán" thì mượn thêm chùa, nhà kho học tác xã, thầy đứng, trò ngồi xuống đất mà giảng bài, mà ghi chép. Thế mà đầy háo hức.

Đêm đến, những ngọn đèn dầu ánh sáng thu nhỏ đủ soi một trang sách mà thắp mãi những ước mơ cháy bỏng.
Nâng niu từng mầm xanh mới nẩy, từng nụ hoa mới chớm nhưng không nương nhẹ những yêu cầu cao của một vườn ươm các tài năng tương lai. Ngay từ buổi đầu, khối chủ trương giáo dục toàn diện để từ đó phát hiện và bồi dưỡng những tài năng tương lai, không chỉ kiến thức mà vun đắp tâm hồn, vốn sống và bước đầu tạo bản lĩnh cho từng học sinh.

Từ chiếc nôi ấy, vườn ươm ấy đã tạo nên truyền thống đẹp.
ở kỳ thi tốt nghiệp phổ thông năm học 1968 - 1969, học sinh khóa đầu khối chuyên Toán Đại học Sư phạm đã làm xôn xao hội đồng chấm thi về kết quả xuất sắc.
Các môn Toán, Lý, Hóa thì khỏi phải nói - đó là chỗ mạh của "con nhà nòi" - mà đến môn Văn cũng giỏi. Lúc đó còn chấm thi theo thang điểm Liên Xô (Từ điểm 1 đến điểm bậc 5), học sinh chuyên Toán chúng ta đã đạt hầu hết các điểm 4 và điểm 5 (nghĩa là khá và giỏi) của hội đồng.
Đặc biệt năm đó có em Hồ Tú Bảo được đi thi học sinh giỏi cả môn Toán lẫn môn Văn. Có lẽ cho đến bây giờ, đó là trường hợp hy hữu của khối ta.
Đi thi giỏi Toán thì tất nhiên rồi. Còn môn Văn thi là chuyện tình cờ, Hồ Tú Bảo học Văn tốt, thích làm thơ. Khối ta đăng ký cho Bảo thi tử cùng các em học sinh giỏi Văn tỉnh Hà Tây. Ai ngờ Hồ Tú Bảo đạt điểm cao nhất. Thế là Bảo đứng đầu danh sách đội tuyển Văn tỉnh Hà Tây đi thi toàn quốc.

Vì trường hợp đặc biệt nên khi các bạn trong đội tuyển Toán thi ở nhà thì Hồ Tú Bảo cùng thầy Cao Sơn đạp xe lên thi ở hội đồng thi Phúc Thọ thuộc Hà Tây để hôm trước thi Văn, hôm sau thi Toán. Dẫu vất vả nhưn mà vui lắm.
Đến khóa thứ 4 lại có thêm một "kỷ lục mới": em Nguyễn Hải Thanh đi thi tốt nghiệp đạt 39 điểm của 4 môn thi. Trong đó Toán và Văn đều đạt điểm 10. Kỷ lục 10 điểm Văn trong khối ta cho đến nay chưa bị phá!
Thế rồi đến khóa 28 em Vũ Thu Trang đã thi đỗ vào khoa Văn ĐHSP có học bổng và suốt 4 nă là 1 lớp trưởng có uy tín giữ được học bổng 4 năm liền, lại còn làm luận văn, đỗ tốt nghiệp loại khá.
Học sinh chuyên Toán - Tin ĐHSP còn có truyền thống đá bóng hay và ham thích làm thơ.
Chả thế mà dân mê sân cỏ ở Đại học Sư phạm đã gọi yêu là các cầu thủ toán "con". Em Vượng đã là thủ môn của đội tuyển trường Đại học Sư phạm của một mùa giải thi đấu xuất sắc. Em Việt, em Phúc là những tiền đạo vào loại hay nhất của trường.
Còn thơ thì cũng không kém cạnh gì. Tôi còn nhớ năm 1976, đã có một tờ báo dành cả một bài dài bình và trích dẫn những vần thơ của các em chuyên Toán Đại học Sư phạm. ít lâu sau, Đài tiếng nói Việt Nam cũng có một buổi giới thiệu về hồn thơ chuyên

Toán trong chương trình phát thanh văn nghệ.
Có lẽ thơ và toán không khác xa nhau cho những tâm hồn cần sức tuởng tượng và sáng tạo.
Mùa hè năm 1974, lần đầu tiện Việt Nam chúng ta cử học sinh đi thi toán quốc tế. Đội tuyển gồm 4 học sinh gồm có hai thuộc chuyên Toán Đại học Sư phạm là Vũ Đình Hoà và Tạ Hồng Quảng và hai em Hoàng Lê Minh, Nguyễn Hoàng Trung của Đại học Tổng hợp.
Kỳ thi tổ chức tại Éc - Phuốc (Cộng hoà Dân chủ Đức). Lần đầu tiên đi thi, lo lắng và hồi hộp lắm. Rất nhiều nước lần đầu dự thi thường trắng tay. Có nước tham gia hàng chục lần mà chưa có huy chương nào! Ta lại nghèo, lại sau bao năm chiến tranh.
Tin vui thật bất ngờ: Đoàn Việt Nam đứng thứ 4 với 1 giải nhất, 1 giải nhì, 2 giải ba. Trong đó Vũ Đình Hoà giải nhì và Tạ Hồng Quảng đoạt giải ba khiến bạn bè khâm phục.
Thành công của Vũ Đình Hoà và Tạ Hồng Quảng có thể coi là bước mở đầu cho truyền thống đi thi Toán và Tin quốc tế mf khối ta có được hôm nay?
Nhìn vào cuộc sống hàng ngày, dễ nhận ra sự khiêm tốn, giản dị ở học sinh khối chuyên Toán - Tin Đại học Sư phạm. Giản dị đến mộc mạc, trong sáng. Mọi điều diêm dúa, đua đòi đều bị đánh bật ra ngay. Có lẽ khi sống có mục đích, có ước mở đẹp thì con người sẽ rũ bỏ được những lề thói tầm thường.
Và đậm hơn, tôi muốn nói thêm ở đây là không ít học sinh khối ta sớm có nghị lực, có bản lĩnh.
Cuộc sống đôi khi không suôn sẻ, phải biết vượt lên bằng chính mình. Tôi tạm nhớ đâu ghi đấy ra đây vài "chân dung" trong rất nhiều chân dung "đáng quý, đáng yêu" ấy.
Năm 1969, sau khi ra trường, anh Hồ Tú Bảo vào học khoa Toán Đại học Sư phạm. Hết năm thứ nhất, Bảo xung phong đi bộ đội, đã từng là chiến đấu ở chiến trường đường 9, đã từng làm trinh sát vượt sông Thạch Hãn, được tặng thưởng Huân chương chiến công và kết nạp Đảng ngay trong chiến hào.

Bị thương, từ quân ngũ trở về anh Bảo thi đậu vào Đại học Bách khoa. Rồi bằng nghị lực phấn đấu, anh đã bảo vệ luận án Tiến sĩ tại nước Pháp.
Lại có trường hợp oái oăm như Phạm Ngọc ánh.

Anh Phạm Ngọc ánh là học sinh chuyên Toán khóa 3. Đi học là học sinh nhỏ tuổi nhất lớp. Hết lớp 10 (tức là lớp 12 hiện nay) mặc dầu đoạt giải toán quốc gia, tốt nghiệp và thi đại học vào loại giỏi nhưng chưa được đi học ở nước ngoài như các bạn vì chưa đủ 15 tuổi để kết nạp Đoàn. Mà lúc đó qui định phải là đoàn viên mới được đi học ở các nước Xã hội chủ nghĩa.

Thế là không nản chí, ở lại trong nước một năm vừa ôn tập vừa chờ đủ tuổi để vào Đoàn, năm sau ánh sang Hunggari học tập xuất sắc rồi trở thành một Tiến sĩ trẻ trong ngành Toán học.
Nhà văn Nguyễn Bá Học những năm đầu thế kỷ XX đã từng viết: "Đương đi khó ki phải vì ngăn sông cách núi mà chỉ khó vi lòng người ngại vượt núi, e sông".
ở khóa thứ 2, rồi chuân chuyên rơi vào anh Đặng Hùng Thắng. Học giỏi, biết chơi đàn, từng đoạt giải Toán quốc gia. Vậy mà chỉ vì hoàn cảnh không thể đi học nước ngoài.
Các bạn cùng lớp lên đường, anh Thắng ở lại cặm cụi một năm vừa ôn tập vừa đi làm thêm để thi đậu vào Đại học Tổng hợp. Anh tự vượt lên hoàn cảnh để trở thành Tiến sĩ ngành Toán mà tuổi nhỏ mơ ước, trở thành cán bộ giảng dạy Đại học Tổng hợp.
Cũng trường hợp như anh Thắng là anh Đỗ Đức Thái. Thông minh, học giỏi, đi thi Toán quốc tế đoạt giải tại Rumani. Vậy mà cũng vì hoàn cảnh không thẻ sang nước ngoài như các bạn được.
Bằng nghị lực và bản lĩnh, anh Thái theo học Đại học Sư phạm, đỗ xuất sắc được giữ lại làm cán bộ giảng dạy kiên trì học tập và nghiên cứu khoa học để trở thành Tiến sĩ khoa học Toán học. Con đường vòng vèo hơn 10 năm. Thật nhẫn nại!

*          *          *

Hơn 30 năm đã trôi qua, nét đẹp truyền thống vẫn nối tiếp trong khối phổ thông chuyên Toán - Tin Đại học Sư phạm Hà Nội.
Thời gian sẽ còn trôi chảy,  cái đẹp đọng lại sâu đậm nhất là vẻ đẹp tâm hồn, là truyền thống tính cách đã được vun đắp từ khối học phổ thông chuyên Toán - Tin Đại học Sư phạm thân thương này.
 
 
12 - 2001
       Nguyễn Cao Sơn
 


Các bài viết khác:
Ban giám hiệu
Chi bộ Đảng
Đoàn thanh niên
Mô hình giáo dục
Danh hiệu thi đua
Chất lượng đào tạo
Các kì thi Quốc Gia, Khu vực & Quốc tế
Bảng vàng thành tích
Cơ sở vật chất
Học sinh Vũ Thị Ngọc Oanh đạt huy chương Đồng Olympic Sinh học Quốc tế
Khóa 4, ký ức 50 năm
Nhớ về khối chuyên Toán ngày ấy
Cha đẻ của khối chuyên Toán
Nói với nhau mùa hạ
50 năm – Phấn khởi, tự hào và tin tưởng
GS Hồ Tú Bảo - Cựu học sinh Chuyên Sư phạm, một cầu nối khoa học Việt Nam - Nhật Bản
Chuyện chưa kể về cựu học sinh Chuyên SP Đoàn Xuân Hưng với cuộc giải cứu người Việt Nam tại Libya
Cậu học trò có biệt danh “Thành Đạt”
Cựu học sinh Phạm Quang Vũ được Microsoft mời sang Mỹ làm việc